Thử nghiệm phân tích ảnh y tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Thử nghiệm phân tích ảnh y tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Giải pháp VinDr do Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn phát triển, thử nghiệm tại các Bệnh viện 108, Đại học Y và Vinmec Times City hỗ trợ bác sỹ trong sàng lọc ung thư

Ngày 19/6, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (Tập đoàn Vingroup) cho biết bắt đầu thử nghiệm giải pháp phân tích hình ảnh y tế ứng dụng trí tuệ nhân tạo – VinDr nhằm hỗ trợ cho bác sỹ trong sàng lọc ung thư và phát hiện các bệnh nan y.

Giải pháp phân tích hình ảnh y tế ứng dụng AI (VinDr) được nghiên cứu và phát triển từ cuối năm 2018, nhằm hỗ trợ các bác sỹ đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng trong chẩn đoán hình ảnh.

VinDr cũng có thể tự động khoanh vùng nghi ngờ tổn thương và chỉ ra điểm bất thường với độ chính xác đạt trung bình trên 90%.

VinDr cũng có thể tự động khoanh vùng nghi ngờ tổn thương và chỉ ra điểm bất thường với độ chính xác đạt trung bình trên 90%.

Theo kế hoạch, giải pháp VinDr sẽ có 6 chức năng chẩn đoán, trước mắt đưa vào triển khai 2 chức năng là chẩn đoán các bệnh lý phổi trên ảnh X-quang lồng ngực và Chẩn đoán ung thư vú trên ảnh X-quang tuyến vú. Bốn chức năng gồm: Chẩn đoán ung thư phổi trên ảnh cắt lớp (CT), Chẩn đoán ung thư gan trên ảnh CT, Chẩn đoán đột quỵ não trên ảnh CT, Chẩn đoán u não trên ảnh cộng hưởng từ – sẽ được triển khai trong năm 2021.

Bên cạnh việc chẩn đoán, VinDr cũng có thể tự động khoanh vùng nghi ngờ tổn thương và chỉ ra điểm bất thường với độ chính xác đạt trung bình trên 90%. Với khả năng tự tối ưu hoá theo thời gian, thuật toán AI sẽ được đào tạo không ngừng từ chính các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm.

Trong thời gian thử nghiệm, VinBDI sẽ cài đặt, hỗ trợ sử dụng phần mềm, đồng thời thu thập ý kiến đánh giá của các bác sỹ trước khi tiến tới triển khai trên diện rộng. Thời gian thử nghiệm từ tháng 6, kéo dài đến tháng 8 năm 2020. Trong thời gian thử nghiệm, VinBDI sẽ cài đặt, hỗ trợ sử dụng phần mềm, đồng thời thu thập ý kiến đánh giá của các bác sỹ trước khi tiến tới triển khai trên diện rộng.

Giải pháp này từng xếp thứ nhất cuộc thi CheXpert – chẩn đoán 13 mặt bệnh và dấu hiệu trên X-quang phổi do Đại học Stanford tổ chức; Giải Nhất cuộc thi phát hiện bất thường trên ảnh nội soi thuộc hội thảo ISBI 2020; Top 10 trên tổng số 1.345 đơn vị dự thi tại cuộc thi chẩn đoán chảy máu não trên ảnh CT do RSNA (Hiệp hội điện quang Bắc Mỹ) tổ chức.

Trả lời